NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG NHÂN SÂM

_posted_by   vu nguyễn
08/07/2016

         Từ ngàn xưa, nhân sâm đã được phong danh là thần dược, đứng đầu trong các vị thuốc đông y: sâm, nhung, quế, phụ… có thể trị được bá bệnh. Sâm ở đây được hiểu là nhân sâm. Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm cũng có thể có củ giống hình người như nhân sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần...

Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như:

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó, người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng dùng được, bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau. Việc dùng tùy tiện có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nặng hơn.Dưới đây là những lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng nhân sâm:

.1. Tuyệt đối không dùng đồ bằng kim loại

Trong nhân sâm có chứa hàm lượng saponin lớn, hàm lượng này dễ bị biến đổi hoặc mất đi nếu có sự tác động của các hợp chất sắt, nhôm, đồng, kim loại….Do đó, khi nấu, chế biến nhân sâm nên lựa chọn nồi đất, sứ, sành vừa an toàn lại giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng và mùi vị của nhân sâm.

2. Không uống trà cùng với nhân sâm hoặc sau khi dùng nhân sâm

Trà rất tốt với sức khỏe con người nhưng uống trà sau khi dùng nhân sâm sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm. Do đó, sau khi dùng nhân sâm, hồng sâm bạn không nên uống trà.

3. Không dùng quá nhiều

Nhân sâm, hồng sâm là thảo dược quý nhưng phải dùng có liều lượng và đúng hướng dẫn. Nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến phản tác dụng, gây ra những nguy hiểm với cơ thể.

Nhiều người nghĩ nhân sâm bổ nên pha trà dùng thay nước uống hàng ngày, đây là điều không nên, trừ trường hợp trà đã được đóng gói sẵn và có liều dùng nhất định.

Tuyệt đối không tự ý nấu nhân sâm đặc uống liên tục trong ngày hoặc nhiều ngày. Cách tốt nhất dùng 1 – 2 cốc nhân sâm /4, 5 ngày hoặc có thể 1 tuần ăn canh sâm 1, 2 lần, mỗi lần vài gam.

4. Sau khi dùng nhân sâm không nên ăn đồ biển và hải sản

Đây là những đồ lạnh, ăn vào sẽ gây hạ khí, nhân sâm lại bổ khí huyết. Hai thứ này trái ngược nhau, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

5. Nên vứt bỏ núm rễ ( lô sâm) của đầu sâm

Núm rễ của sâm hay còn gọi là lô sâm, núm rễ này có hình thù giống như đầu người, thường được giữ lại để tạo dáng cho sâm. Nhưng nó không có tác dụng gì với sức khỏe con người, ngược lại còn gây ra cảm giác buồn nôn, do đó, trước khi sử dụng nên cắt bỏ đi.

6. Người thường xuyên mất ngủ không nên dùng sâm vào buổi chiều và tối

Sâm có tác dụng làm tỉnh táo tinh thần, do đó, khi dùng sâm cần tránh dùng vào buổi tối, trước giờ đi ngủ. Vì có thể gây mất ngủ, làm tỉnh táo ở người sử dụng.

7. Không dùng nhân sâm cho phụ nữ có thai và cho con bú.

8. Không dùng nhân sâm với những người bị dạ dày, lao, viêm phế quản

Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp khách hàng tránh được những nguy hại khi chế biến nhân sâm. Và để hiểu rõ hơn quý khách có thể tham khảo các sản phẩm được chế biến từ nhân sâm và cách dùng như thế nào cụ thể đối với từng sản phẩm tại http://nhansamviethan.net/nhan-sam-han-quoc.html hoặc gọi cho chúng tôi 0979119266 để được tư vấn trực tiếp.